Thử son bằng vàng: Đúng hay sai?

“Dùng nhẫn vàng chà lên phần son vừa được bôi trên tay. Nếu vết son chuyển thành màu đen, ta kết luận son chứa chì” – Đây là một phương pháp hoàn toàn sai lầm bạn nhé. Vậy tại sao thử son bằng vàng lại sai? Cùng Laura Sunshine tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1.Tại sao có vệt đen trên son khi chà nhẫn lên?

Từ năm 2003, khi FDA Hoa Kỳ đưa ra công bố danh sách hàng loạt các dòng son tên tuổi đều có chứa chì (nằm trong giới hạn cho phép), thì cách thử này trở nên rất phổ biến vì nó cho ra kết quả khá ngẫu nhiên. Mặt khác, không có bất kỳ tài liệu khoa học nào chứng minh cách thử này là đúng.

Thử son bằng vàng: Đúng hay sai?
Thử son bằng vàng: Đúng hay sai?

Ngày nay, hàng loạt các bài báo và trang mạng đều khẳng định cách này sai nhưng vẫn không đi vào để giải thích vấn đề một cách chi tiết được. Về mặt hóa học, vàng (Au) là một nguyên tố kim loại tương đối trơ ở nhiệt độ thường, ít (gần như không) xảy ra phản ứng hóa học với các nguyên tố khác cũng như không bị oxi hóa hay ăn mòn bởi nước. Đó là lý do vàng được chọn làm kim loại đúc tiền và làm trang sức.

Nếu xét về mặt vật lý, vàng (Au) và chì (Pb) đều là 2 kim loại nên có xu hướng tạo ra cation (tích điện dương) nên càng không thể kết hợp với nhau để tạo ra vệt đen như trong cách thử nói trên. Vì vậy, phương pháp này HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ CĂN CỨ về cả 2 mặt lý và hóa.

Nguyên nhân tạo ra vệt đen trên vàng có 2 khả năng: Một là do phản ứng hóa học với một số loại sáp có trong son thỏi, hai là phản ứng với Sulfur (lưu huỳnh) tạo ra Au2S hoặc Au2S3. Vàng sulfur (Au2S) được miêu tả là có màu “đỏ nâu đậm” sau đó chuyển dần sang “xám đen”. Đây cũng chính là phản ứng gây ra “vệt đen” trên ngón tay một số người khi đeo nhẫn vàng lâu ngày, do trong mồ hôi người có thể chứa sulfur và các amino acid.

 

2. 99.9% son đều làm sẫm màu vàng

Hầu hết mọi người vẫn khẳng định rằng vàng đổi màu là son có chì. Nhưng tại sao khi áp dụng cách thử chì thông dụng này cho các hãng son thương hiệu nổi tiếng vàng vẫn bị sẫm lại? Không lẻ các chứng nhận son không chì Quốc Tế lại đưa ra kết quả sai và vậy thì trên thị trường loại son nào ít nhiều cũng có chứa chì? Chúng tôi xin chỉ ra hàng trăm nguyên nhân khiến vàng bị chuyển màu khi tiếp xúc với son nhé:

  • Son chứa chì

Nếu vàng chuyển thành màu quá đen thì rất có thể là do son chứa kim loại. Tuy nhiên ngoài chì và kim loại thì còn rất nhiều chất khác trong son gây nên hiện tượng này!

Có hàng trăm nguyên nhân khiến vàng bị chuyển màu khi tiếp xúc với son
  • Sáp trong son môi

Trong các loại son thường có chứa sáp để tạo độ bám và kết dính. Sáp là thành phần được cho phép có ở trong son nhưng cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng chuyển màu của vàng. Việc dùng vàng thử son không chì có thể bị sai lệch do trong son môi có chứa thành phần này!

  • Chất tạo màu

Chẳng có cơ sở nào khẳng định rằng vàng bị đổi màu chứng tỏ là son bị nhiễm chì bởi ngoài chì ra thì còn rất nhiều chất khác gây ra hiện tượng này như:sáp, chất tạo màu…

 

3. Làm sao để phân biệt son có chì và son không chì?

Thật ra ngoài chì thì người sử dụng nên biết còn có rất nhiều loại hóa chất độc hại khác có thể được trộn lẫn trong son để bảo quản hoặc lên màu đẹp. Điều đáng lo ngại là trong hầu hết các sản phẩm son trôi nổi, rẻ tiền đều có chứa những chất này. Vậy cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho mình đó chính là sử dụng loại son chính hãng, có giấy tờ kiểm định an toàn của cơ quan chức năng.

Nên sử dụng loại son chính hãng, có giấy tờ kiểm định an toàn của cơ quan chức năng.

Bạn không thể phân biệt son môi không chì và son có chì bằng mắt thường hoặc bằng các phương pháp thủ công như trên. Vì thế cách tốt nhất là hãy đặt niềm tin ở những sản phẩm son môi uy tín.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI NGAY